Giấy là một vật liệu mỏng, phẳng, và linh hoạt được sản xuất từ bột gỗ, bông, hoặc các nguyên liệu hữu cơ khác. Các loại giấy phổ biến bao gồm giấy viết, giấy in, giấy vệ sinh, và giấy thủ công. Mỗi loại giấy có đặc điểm riêng biệt về độ dày, độ nhám, màu sắc và mục đích sử dụng. Tùy thuộc vào yêu cầu và ứng dụng, người dùng có thể lựa chọn loại giấy phù hợp cho công việc của mình.
Giấy Ford : không “ăn mực”, thích hợp làm giấy tiêu đề, ruột sổ, note,… Fort là loại giấy trắng ta thường sử dụng hàng ngày Là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm Photo, định lượng thường là 70-80-90g/m2 … Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy Note, letter head, hóa đơn, tập học sinh …
– Giấy Bristol: Giống như Couché Matte nhưng có độ cứng hơn (khi so sánh cùng định lượng). Thích hợp làm bìa bên ngoài hoặc ấn phẩm cần độ cứng cáp như thiệp, folder… có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời … định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2. Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm. Thích hợp làm bao bì hay túi giấy.
– Giấy Couche : có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure …Định lượng vào khoảng 90-210g/m2. Còn C matt cũng tương tự nhưng nghe nó chất lượng dỡ hơn chút.
– Giấy Couche matt : giống như Couché nhưng nhìn có tính art/ mềm dịu hơn. Lưu ý: giấy Couché Matt có thể viết được.
– Giấy Duplex : có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. (1 mặt hoặc 2 mặt: tráng 1 mặt hay 2 mặt): không “ăn mực” (màu sắc thể hiện không đẹp, rõ nét), cứng. Duplex thích hợp cho việc làm bao bì.
– Giấy Crystal : có một mặt rất lán bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm…
– Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc … in bằng khen, thiệp cưới … các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa …(Bonus thêm là cái giấy in ảnh mà mọi người hay in ở bên Lam Sơn để nộp là giấy Glossy )
– Decal :Một mặt để in, mặt kia phủ keo. Không “ăn mực”. Nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực.
– Giấy can (gốc từ tiếng Pháp: Papier Calque) là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua. Giấy thu được sau một quá trình lọc đặc biệt kỹ càng bột giấy trong quá trình simili sunphua hóa. Bột giấy để sản xuất giấy can thường là bột ngâm bi-sun-phat; các sợi giấy được cán nát, thủy phân lâu trong nước. Quy trình sản xuất giấy này tương tự như giấy giả da gốc thực vật (giấy sunphua hóa, giấy giả da) là loại giấy được tạo ra bằng cách ngâm trong vài giây một tờ giấy chất lượng tốt, không hồ cũng không phủ, trong một bể axit sunphuaric để thủy phân xenlulo từng phần sang amyloit, gelatin và không thấm nước hoặc mỡ. Giấy can bao gồm cả giấy can trong tự nhiên và giấy can màu.
Lý do giấy can trong: Sợi cellulose nguyên thủy là trong suốt. Màu đục của giấy là do không khí lẫn giữa các sợi giấy khúc xạ ánh sáng tạo nên. Khi bột giấy được lọc, nghiền kỹ thì phần bọt khí sẽ được tách ra, và giấy sẽ trong.
Ứng dụng
Ứng dụng nhiều nhất của giấy can hiện nay là tạo ra bản phim (Offset Printing plates) trong quy trình in offset, cho những bản in không cần độ chính xác và độ nét cao, do ưu điểm giá thành rẻ hơn bản phim. Giấy can cũng được dùng để can (căn ke, vẽ lại) các bản vẽ, đặc biệt là trong xây dựng, kiến trúc, thiết kế cấp-thoát nước. Ngoài ra, giấy can còn được dùng làm phong bì cưới, thiếp, giấy mời, tờ lót trong sách, vỏ hộp đĩa CD, danh thiếp, làm giấy gói hàng, bao bì…
Ứng dụng của giấy can được quyết định bởi quá trình gia keo bề mặt (Sizing). Giấy can chuyên cho in laser có mức độ gia keo riêng biệt so với giấy can thông thường, là loại được dùng cho nhiều quy trình in ấn: in offset, in laser và in phun màu. Nói chung, giấy can chuyên cho in laser thì không thích hợp với in phun.
Giấy can cũng được dùng làm nguyên liệu trong in ấn vì tính chất trong mờ của giấy can có tác dụng kích thích người xem tưởng tượng.
Điều gì gây nên sự khác biệt về màu sắc khi in trên các loại giấy khác nhau?
Bề mặt giấy chính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sai lệnh về màu sắc khi cùng một thông số màu được in trên nhiều loại giấy khác nhau. Ánh sáng khi phản xạ lại trên các bề mặt có độ phẳng khác nhau sẽ khác nhau.
Giấy càng bóng, láng thì hình ảnh càng đúng màu, sắc nét và rực rỡ. Giấy càng thô, nhám thì hình ảnh sẽ càng sai màu, không rõ và xuống màu.
Một vấn đề cũng làm thay đổi màu sắc hình ảnh trên ấn phẩm là việc cán màng (mờ, bóng) hoặc phủ UV lên bề mặt giấy.
– Màng bóng: tăng tone màu của ấn phẩm. – Màng mờ: làm dịu tone màu của ấn phẩm.
Do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc cuối cùng của ấn phẩm nên Khách hàng hãy yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ Thiết kế – In ấn tư vấn kỹ lưỡng trước khi ra quyết định chọn loại giấy và loại hình cán màng.
Khổ (kích thước) giấy in
Có nhiều khổ giấy tùy thuộc phần nhiều vào loại giấy. Tuy nhiên, có 2 loại khổ giấy thông dụng là 65x86cm và 79x109cm.
Do kích thước khổ giấy là cố định nên việc chọn kích thước ấn phẩm không phù hợp sẽ làm tăng giá thành in ấn do phần giấy dư sẽ phải bỏ đi trong khi đã được tính vào giá thành.
Khổ 65x86cm rất thích hợp cho những ấn phẩm có kích thước là bội số của A4 như: A5, A4, A3, A2, A1.
Hình bên dưới trái cho thấy sự sắp xếp được 8 tờ A4 (hay 4 tờ A3,…) vào một trang giấy in khổ 65x86cm.
Hình bên dưới phải cho thấy một phần khá lớn của tờ giấy 79x109cm bị bỏ trống.
Khách hàng khi có nhu cầu về in ấn hay thiết kế có thể tham vấn thêm với các nhà cung cấp để có được loại giấy cũng như kích thước ấn phẩm phù hợp nhất với nhu cầu về thiết kế và ngân sách.